Hello, We ' re

Song Nam Construction

A construction consultant of architecture Local consultancy, MPE Construction permit and project management for large scale projects in Hochiminh city, Vietnam

Giới Thiệu

Chào Mừng Bạn Đến Trang Blog

Công Ty TNHHPhát Triển Dự Án Song Nam

Gemini Project Developer Company Limited

Được thành lập từ đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và cán bộ kỹ thuật từ Công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng lâu đời và lớn nhất tại TP.HCM, Song Nam đã từng bước định vị và phát triển thành đơn vị tư vấn phát triển các dự án có quy mô lớn từ giai đoạn khảo sát, thiết kế kiến trúc, kết cấu, cơ điện đến xin phép xây dựng, tư vấn giám sát và quản lý dự án trong giai đoạn thi công ngoài công trường. Đến nay, với một đội ngũ giỏi chuyên môn và một quy trình làm việc chuyên nghiệp, Song Nam đã thực hiện hầu hết các công tác tư vấn xây dựng cho các dự án lớn rất thành công.

service

Design Consultancy

Hotline : +(84) 769 861 168

Song Nam has developed from a design consultancy department : setting investment projects , basic design , technical design , construction drawing design , estimation, evaluation consultant .

Supervision Consultant

Hotline : +(84) 769 861 168

Not only the design and supervision of construction standards , Supervision Song Nam supports investors and contractors in counseling matters the most appropriate solution to solve the problems at the school.

Construction Contractor

Hotline : +(84) 769 861 168

The construction is a newly developed parts of the Southern Song, but being the fastest growing thanks to the staff experience in supervision and construction management.

Project Management

Hotline : +(84) 769 861 168

Project management is the process through from pre-project (application policy, planning, design, procurement) to implement construction (supervision, construction) and put into use advantage.

service

Tư Vấn Thiết Kế

Tư vấn thiết kế kiến trúc là công tác tư vấn thiết kế quan trọng nhất của công trình xây dựng. Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế: lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra, Xin phép xây dựng.

Tư Vấn Giám Sát

Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát.

Thi Công Xây Dựng

Thi công xây dựng là bộ phận được phát triển nhờ đội ngũ cán bộ kỹ sư, kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm trong giám sát và quản lý xây dựng và các đội tổ chức thi công chuyên nghiệp. Song Nam đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực thi công xây dựng.

Quản Lý Dự Án

Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án là bộ phận đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện toàn bộ dự án đầu tư xây dựng từ khâu khảo sát, quy hoạch, đền bù giải tỏa, lập dự án đến tư vấn thiết kế, xin phép xây dựng, tổ chức đấu thầu, tư vấn giám sát và nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Thẩm Tra Thiết Kế

Tư vấn thẩm tra thiết kế là công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của một đơn vị tư vấn độc lập khác nhằm bảo đảm rằng hồ sơ thiết kế tuân thủ đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

Thiết Kế Hạ Tầng Cảnh Quan

Thiết kế hạ tầng cảnh quan là lĩnh vực kiến tạo không gian thiên nhiên và văn hóa công cộng cho con người như quy hoạch đô thị, sân golf, quảng trường, công viên, sân vườn hay dải cây xanh vỉa hè.

3000

Dự Án Khu Đô Thị

1000

Dự Án Tư Vấn Thẩm Tra Thiết Kế

2324

Dự Án TTTM, Cao Ốc Văn Phòng

1204

Quản Lý Dự Án Lớn Nhỏ

TIN TỨC

Thẩm tra dự toán là gì

Công tác thẩm tra dự toán là gì? Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.



Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các  nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra dự toán thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

- Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

- Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

- Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

- Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

- Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu qủa chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.

Chi phí giám sát thi công xây dựng và các hình thức tổng thầu

Bạn đang tìm hiểu về các hình thức nhận thầu giám sát thi công, chi phí giám sát thi công xây dựng công trình được tính như thế nào và quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Chi phí giám sát thi công xây dựng:

• Tính theo % giá trị xây lắp (hay thiết bị, hay cả hai).
• Chấm công và lợi nhuận
• Khoán gọn
• Kết hợp

Trong tất cả các trường hợp, nếu thời gian thi công kéo dài, không do lỗi của tư vấn giám sát thi công, giám sát được lương thêm, ứng với thời gian kéo dài. Phải cử cán bộ đúng năng lực, đúng chuyên môn cho từng công việc, trong từng thời điểm.


Cách hình thức tổng thầu:

• Thiết kế
• Cung cấp thiết bị
• Thi công
• Thiết kế – thi công (thiết kế bản vẽ thi công + thi công)
• EPC (thiết kế – cung cấp thiết bị – thi công): khuyến khích (luật đấu thầu) (engineening – procurement – construction).
• CKTT (turn key) = lập dự án đầu tư + EPC: khuyến khích
• Lưu ý năng lực hành nghề đã được quy định khi chọn tổng thầu
• Lưu ý Chủ đầu tư có thể cung cấp vật liệu (thông tư 04/2005), giới thiệu thầu phụ cho thầu chính của mình; nhà thầu phụ phải được chủ
đầu tư chấp thuận.
• Trong tổng thầu, giám sát vẫn được lập và ký hợp đồng trựt tiếp với chủ đầu tư, bảo vệ quyền lợi cho chủ đầu tư.
• Giám sát thi công xây dựng công trình có thể là người nước ngoài (vẫn phải có chứng chỉ hành nghề).
• Công chức hành chánh nhà nước không được hành nghề giám sát.
• Chưa qui định rõ thế nào là bán thầu.
• Thiếu tổng thầu pc (thi công – mua sắm và lắp đặt thiết bị).
• Giá trị tổng dự toán của tổng thầu epc và chìakhóa trao tay khó xác định.

Giám sát thi công nghiệm thu công trình:

1. Nghiệm thu công việc (xây dựng, lắp đặt thiết bị):

Để cho phép thực hiện tiếp (có mẫu).
Gồm gs của chủ đầu tư; của tổng thầu; người trực tiếp thi công.

2. Nghiệm thu hạng mục:

Để cho phép chuyển giai đoạn thi công, lắp đặt
Gồm gs của chủ đầu tư; của tổng thầu, người trực tiếp thi công.

3. Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng:

• Kiểm tra hiện trường
• Kiểm tra tài liệu.
• Bản vẽ hoàn công
• Kiểm tra quy trình vận hành, thử nghiệm đồng bộ
• Chế độ duy tu, bảo trì công trình; tài liệu hướng dẫn sử dụng
• Biên bản đấu nối hạ tầng, pccc, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành khác.
• Sản xuất thử, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực; trả lãi vay.
• Những bất cập thấy trước, cần cảnh báo ngay khi nghiệm thu.

Cách quyền và nghĩa vụ được quy định:

1- Quyền của nhà thầu (Luật xây dựng):

• Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật
• Đề xuất thay đổi thiết kế phù hợp thực tế, đảm bảo clct
• Yêu cầu tính toán khối lượng hoàn thành theo 
• Dừng thi công nếu hđ bị bên khác vi phạm
• Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê
• Các quyền khác theo qui định của pháp luật

2- Nghĩa vụ của nhà thầu (Luật xây dựng):

• Thực hiện đúng hđ; thi công đúng thiết kế, chất lượng, tiến độ, an toàn, môi trường.
• Có nhật ký thi công.
• Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng; mua bảo hiểm
• Quản lý công nhân xây dựng
• Lập bản vẽ hoàn công; tham gia nghiệm thu; bảo hành.
• Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
• Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công
• Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.

3- Quyền của chủ đầu tư (Luật xây dựng):

• Được tự thi công, nếu đủ năng lực
• Đàm phán, ký kết, gs thực hiện hđ
• Đình chỉ hay chấm dứt hđ với nhà thầu đúng qui định
• Dừng thi công và yêu cầu khôi phục hậu quả
• Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp trong quá trình thi công
• Không thanh toán khối lượng nếu không đảm bảo chất lượng, không hợp lý
• Các quyền khác theo qui định của pháp luật.

4- Nghĩa vụ của chủ đầu tư (Luật xây dựng):

• Chọn nhà thầu đủ năng lực
• Tham gia gpmb để giao nhà thầu
• Tổ chức giám sát
• Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn, vsmt
• Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán
• Thuê tv đủ năng lực để kiểm định chất lượng khi cần
• Xem xét và quyết định liên quan đến thiết kế.
• Tôn trọng quyền tác giả
• Mua bảo hiểm công trình
• Lưu trữ hồ sơ công trình
• Bối thường thiệt hại vi phạm hđ
• Chịu trách nhiệm về những qđ của mình
• Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.

Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình là công tác dịch vụ được thực hiện bởi một đơn vị độc lập có kinh nghiệm nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan trong công tác đánh giá thẩm tra thiết kế xây dựng dự án nhằm mục tiêu:

Xem xét các yếu tố trong nội dung dự án nhằm đảm bảo tính hiệu quả và thành công của dự án.

Xem xét và đánh giá sâu các yếu tố nhằm đảm bảo dự án khả thi để đưa vào triển khai thi công xây dựng.

Phân tích và đánh giá bản vẽ thiết kế cơ sở nhằm phát hiện kịp thời các sai sót khiếm khuyết còn tồn tại trong quá trình lập hồ sơ thiết kế xây dựng.


Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình - Công tác rất quan trọng​

Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

​1. Đánh giá tính hiệu quả và thành công của dự án: Thông qua 3 bước đánh giá sau

- Các yếu tố đầu vào quan trọng của dự án xây dựng như: quy công dự án, công suất hoạt động, công nghệ sử dụng trong dự án và tiến độ thời gian thực hiện dự án xây dựng.
- Sự cần thiết của dự án xây dựng.
- Phân tích đánh giá tổng mức đầu tư xây dựng và hiệu quả kinh tế - xã hội dự án mang lại cho chủ đầu tư.

2. Đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện dự án:

- Là công tác đánh giá chuyên sâu nhằm đảm bảo dự án xây dựng phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng và công tác huy động vốn đảm bảo tiến độ của dự án xây dựng.
- Đánh giá kinh nghiệm khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư xây dựng, khả năng hoàn trả vốn vay thực hiện dự án.
- Đảm bảo các tiêu chí phòng cháy - chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh - quốc phòng và các quy định khác của pháp luật.

3. Đánh giá thiết kế cơ sở:

- Đảm bảo sự phù hợp của bản vẽ thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết và tổng mặt bằng xây dựng đã được phê duyệt. Đối với công trình xây dựng theo tuyến cần đảm bảo sự phù hợp giữa thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình. Đảm bão sự phù hợp và hợp lý giữa thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt chấp nhận đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết.
- Đảm bảo kết nối tối với hệ thống hạ tầng khu vực.
- Sự hợp lý về công nghệ áp dụng trong dự án công trình có yêu cầu về công nghệ.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
- Đánh giá năng lực hoạt động và công tác của các tổ chức, cá nhân lập dự án thiết kế cơ sở.

Trên đây là 3 nội dung quan trọng mà công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện để đánh giá sự hiệu quả và chất lượng mà dự án xây dựng mang lại.

Thiết kế nhà xưởng cơ khí những nội dung tiêu chuẩn cần biết

Thiết kế nhà xưởng cơ khí là giải pháp rất quan trọng để đảm bảo phân xưởng cơ khí hoạt động đúng quy mô chức năng và đáp ứng mục tiêu sản xuất và hoạt động mong muốn theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng.


Qua bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn những nội dung tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng cơ khí và tìm hiểu tổng quan quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng quan trọng mà bạn nên biết để hỗ trợ cho quá trình công tác và nâng cao kỹ thuật của bản thân nhé.

Giới thiệu tổng quan về nhà xưởng cơ khí

- Phân xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất 
  • Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí phải gia công ở phân xưởng cơ khí. 
  • Khối lượng lao động của phân xưởng cơ khí chiếm khoảng 40 - 60% của nhà máy cơ khí. 
  • Phân xưởng cơ khí chiếm số lượng máy nhiều nhất, máy phức tạp và đắt tiền, máy có nhiều cơ cấu, kiểu, loại khác nhau, vốn mua máy lớn. 
  • Phân xưởng cơ khí được tổ chức theo kết cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí
- Cấu trúc của phân xưởng cơ khí: 
  • Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công... 
  • Bộ phận phụ; gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm... 
  • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt ...

Những tài liệu cần có để thiết kế nhà xưởng cơ khí

- Mặt hàng (kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo). 
- Sản lượng của sản phẩm, trọng lượng của sản phẩm . 
- Số lượng chi tiết, các loại có trong kết cấu một sản phẩm và toàn bộ sản lượng. 
- Sản phẩm phụ các loại (sản lượng, trọng lượng
- Bản vẽ lắp chung sản phẩm, cụm, bộ phận. 
- Bản vẽ chế tạo từng loại chi tiết (ghi đầy đủ kích thước và điều kiện kỹ thuật). 
- Bản kê khai các loại bán thành phẩm và chi tiết chuẩn mua ngoài. 
- Các văn bản xác nhận về hợp tác, liên kết sản xuất(cung ứng phôi liệu, năng lượng.v.v.).

Các bước thiết kế nhà xưởng cơ khí

- Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
- Xác định tổng khối lượng lao động. 
- Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất. 
- Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sửa chữa ... 
- Xác định nhu cầu về lao động. 
- Xác định nhu cầu về diện tích. 
- Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí. 
- Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển
- Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất

Công nghệ áp dụng trong thiết kế và quy hoạch nhà xưởng cơ khí

- Giải pháp công nghệ gia công chi tiết phụ thuộc vào quy mô và điều kiện sản xuất thực tế 
- Hai phương án về giải pháp công nghệ: Tập trung nguyên công và phân tán nguyên công. 
- Tập trung nguyên công: bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công. 
- Phân tán nguyên công: bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công 
- Hiện nay: Tập trung nguyên công trên các máy, trung tâm gia công, tế bào gia công điều khiển CNC.

Các nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế dây chuyền gia công cơ khí

- Đảm bảo hệ số sử dụng vật liệu Kv, Kv=mct/mph 
  • mct là trọng lượng chi tiết. 
  • mph là trọng lượng phôi. 
- Đảm bảo độ chính xác gia công. 
- Đảm bảo năng suất gia công tốt theo quan hệ giữa năng suất gia công Q và thời gian gia công từng chiếc t tc. Q=1/t tc. 
- Giảm hệ số thời gian Kt=t0 /t tc. 
  • t0 là thời gian cơ bản. 
  • ttc là thời gian gia công từng chiếc.

Bố trí mặt bằng phân xưởng

- Ba yếu tố đặc trưng: 
  • Kỹ thuật 
  • Thời gian 
  • Không gian 
- Các dạng cấu trúc không gian: 
  • Bố trí máy theo thứ tự các nguyên công của quá trình công nghệ thành hàng máy nối tiếp nhau hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song. 
  • Bố trí máy theo kiểu loại máy tạo thành các khu vực, bộ phận sản xuất. 
  • Bố trí máy thành nhóm, cụm linh hoạt.
Trên đây là các nội dung tiêu chuẩn cơ bản cần biết khi thực hiện công tác tư vấn thiết kế nhà xưởng cơ khí phục vụ sản xuất, hi vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích phục vụ học tập và công tác nhé.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm - Phần 2

Như đã giới thiệu ở phần 1 bài viết Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm về các yêu cầu quan trọng cơ bản cần lưu ý khi thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng chung và những quy tắc quan trọng chi thiết kế xây dựng khu chế biến sản xuất.

Ở phần 2 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm mình xin được giới thiệu đến các bạn 4 tiêu chuẩn quan trọng còn lại mà bạn nên lưu ý trong quá trình thẩm tra thiết kế thi công bản vẽ nhà xưởng sản xuất của mình.

nha-thep-tien-che

3. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm khu vực vệ sinh, nguồn nước:

a. Chất lượng nguồn nước:

- Nguồn nước dùng cho quá trình chế biến, làm sạch và sản xuất phải là nguồn nước uống được. Nhất là ở các khâu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Nguồn nước sử dụng cho công tác vệ sinh sàn nhà, trần, cửa, lưu trữ và vận chuyển chất thải… các công đoạn không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm thì dùng nước không uống được, và áp dụng cấp nước này cho phòng cháy chữa cháy, vệ sinh (Trừ công đoạn rửa tay phải dùng nước uống được).

- Nguồn cấp nước uống được phải thiết kế đường ống kín, phù hợp với yêu cầu của từng công đoạn chế biến sản xuất thực phẩm và phải được cấp đầy đủ đến toàn bộ những khu cơ sở quan trọng.

- Hệ thống cung cấp nước phải thiết kế sao cho thuận lợi cho công tác vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản, không bị chảy ngược hay lẫn lộn nguồn nước uống được và không uống được. Trên mọi đường ống và khu cung cấp nước phải đánh dấu ký hiệu phân việt giữa 2 nguồn nước uống được và không uống được.

b. Hệ thống thoát nước: 

- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo đạt 3 yếu tố quan trọng sau:

+ Thiết kế đủ rãnh thoát nước thải tránh không để nước thải ứ đọng tại các khu xử lý chế biến thực phẩm.

+ Rãnh thoát nước phải sử dụng vật liệu không thấm, kích thước phù hợp với lưu lượng nước thải thoát ra, dễ dàng vệ sinh làm sạch, có nắp đậy và đảm bảo thiết kế theo độ nghiêng đến hệ thống thoát nước chính.

+ Các hố ga lắng đọng thoát nước thải chính phải có nắp đậy, dễ vệ sinh làm sạch.

c. Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho công nhân viên: 

- Đủ và phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên bên trong nhà xưởng sản xuất. Bạn có thể dựa theo bảng sau để tính toán số lượng nhà vệ sinh phù hợp:


- Nhà vệ sinh không được đặt gần và thẳng ra khu vực chế biến xử lý thực phẩm.

- Sử dụng tiêu chuẩn vệ sinh, làm khô tay tự động/

- Sọt rác đựng giấy vệ sinh phải có nắp đậy kín và mở bằng chân.

- Trong khu vệ sinh đảm bảo luôn có chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật bám trên tay và hệ thống làm khô tay tự động hoặc giấy vô trùng sử dụng 1 lần.

4. Tiêu chuẩn chiếu sáng:

- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn độ sáng phù hợp với yêu cần từng khu sản xuất riêng biệt, ánh sáng không làm ảnh hưởng đến mắt và nhận biết màu sắc của công nhân.

- Sử dụng bóng đèn, máng đèn và dây dẫn đạt tiêu chuẩn an toàn, có bộ phận bảo vệ bên ngoài để khi rơi vỡ không làm ảnh hướng đến thực phẩm.

5. Hệ thống thông gió:

- Sử dụng hệ thống thông gió chủ động nhân tạo để luân chuyển luồng không khí bẩn, nhiệt độ va hơi nước ra khỏi các khu chế biến xử lý, bảo quản thực phẩm.

- Thiết bị thông gió phải phù hợp với yêu cầu sản xuất xử lý của từng khu riêng biệt. 

- Đặc biệt chú ý các khu chế biến nhiệt, và ướt sử dụng hệ thống lọc không khí nếu cần.

- Cửa thông gió phải có lưới bảo vệ bằng vật liệu không rỉ dễ tháo lắp và làm sạch khi cần thiết.

6. Tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy: 

- Đây là một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm rất quan trọng và cần thiết. Nhà xưởng phải được thiết kế và thi công dễ dàng cho quá trình di chuyển nguyên liệu, thực phẩm và chất thải. Khi có trường hợp khẩn cấp đảm bảo có các biển báo và lối đi dễ dàng di tản.

- Lắp đặt hệ thống báo động, báo cháy toàn cơ sở nhà xưởng.

- Xây dựng hệ thống bể nước phòng cháy chữa cháy, các phân xưởng trong cơ sở phải trang bị đủ các phương tiện bình chữa cháy cần thiết.

Đây là các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm quan trọng mà các bạn nên biết và áp dụng đúng cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát huy tối đa công năng sử dụng của nhà xưởng.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm - Phần 1

Bạn chuẩn bị đầu tư một công trình nhà xưởng sản xuất thực phẩm?. Bạn băn khoăn tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm như thế nào là hiệu quả nhất phát huy tối đa công năng sử dụng và giảm thiểu tác động của môi trường xung quanh có thể gây hại cho quy trình sản xuất chế biến thực phẩm của mình.



Hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất chế biến thực phẩm chuẩn theo Tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm:

1. Yêu cầu chung về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm:

- Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng đầu tiên và rất quan trọng đối với công tác chế biến sản xuất thực phẩm. Vị trí đặt nhà xưởng chế biến thực phẩm phải đáp ứng 4 tiêu chí quan trọng cơ bản sau:
  • Không đặt nhà xưởng ở gần đường có nhiều xe cộ lưu thông qua lại, rất dễ làm nhiễm bẩn nguồn thực phẩm.
  • Không xây dựng nhà xưởng gần các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, bãi rác và đặc biệt là nghĩa trang. Nhà xưởng đặt ở các vị trí này rất nguy hiểm với thực phẩm vì đây là các nguồn phát sinh mùi hôi thối ô nhiễm và là nguồn phát sinh ra các sinh vật, động vật gây hại cho nhà xưởng.
  • Không đặt nhà xưởng gần các khu vực chế biến sản xuất các loại sản phẩm khác, kho lưu trữ hoá chất, hay thuốc bảo vệ thực vật,; đây là các nguồn phát sinh ra hơi độc bụi bẩn và làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hướng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất cuối cùng và rất quan trọng bạn nên tránh chính là bệnh viện. Đảm bảo rằng nhà xưởng của bạn phải đặt xa bệnh viện và không có đường nước thải của bệnh viện chảy qua khu vực sản xuất.
- Vị trí khu vực phụ cận xung quanh của nhà xưởng cũng rất quan trọng: mặt đường có đủ rộng và tốt để các xe vận tải chuyên chở nguyên liệu có thể ra vào dễ dàng. Và phải đảm bảo biện pháp phòng chống ô nhiễm tốt cho nhà xưởng nếu phát hiện thấy khu vực lân cận xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cao.

- Diện tích và cơ cấu thiết kế các khu cơ sở như kho nguyên liệu, khu sản xuất, đóng gói, và bảo quản trước khi xuất hàng phải đảm bảo phù hợp với công suất thiết kế và không gian phải đủ rộng thuật tiện cho công tác sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh, kiểm tra và giám sát.

- Kết cấu xây dựng nhà xưởng phải tốt, đảm bảo sử dụng vật liệu không gây ra ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, không phát sinh độc tố cho thực phẩm; không là nơi lưu trú và phát sinh ra các sinh vật động vật gây hại. Ngăn chặn tốt các chất nhiễm bẩn, khói bụi, mùi ô nhiễm từ bên ngoài vào nhà xưởng.

- Một tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm hoàn hảo chính là phải phù hợp với tiêu chuẩn công nghệ sản xuất chế biến, đảm bảo nhà xưởng phân thành các khu riêng biệt nhau đảm bảo nguyên tắc tránh lây nhiễm lẫn nhau trong quá trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển hàng hoá giữa các khu với nhau.



2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất: Khu vực chế biến xử lý thực phẩm: 

a. Sàn nhà khu xử lý:

- Phải sử dụng vật liệu chống thấm và chống hấp thụ nước, đảm bảo quy trình kỹ thuật khi thi công nhằm tránh các kẽ nứt trên sàn nhà, không lồi lõm chỗ cao chỗ thấp; và đặc biệt sử dụng nguyên liệu lát nền nhà không trơ trượt dễ dàng vệ sinh làm sạch và khử trùng.

- Sàn nhà phải được xây với độ nghiêng theo hướng thoát nước thải, sàn khu chế biến thực phẩm nên được xây cao hơn sàn khu chứa nguyên liệu và thấp hơn sàn của khu đóng gói.

b. Tường:

- Đảm bảo chống thấm tốt, làm vệ sinh dễ dàng, chỗ tiếp giáp giữa sàn và trần, sàn và nền nhà phải được xây dễ làm sạch, khử trùng và đảm bảo không có vết nứt, khe hở để sinh vật có hại làm tổ.

c. Trần nhà:

- Sử dụng vật liệu chống bám bụi, chống rêu mốc, đọng hơi nước, không bong tróc và dễ vệ sinh.

d. Cửa sổ:

- Cửa sổ đảm bảo kín, có lưới chống côn trùng, đảm bảo tránh bám bụi, không gỉ và có thể tháo lắp làm sạch dễ dàng.

e. Cửa ra vào:

- Khi đóng phải đảm bảo cửa khép kín hàng toàn, dễ vệ sinh làm sạch.

f. Thiết bị:

- Vị trí lắp đặt thiết bị, và không gian đặt phải thoáng, trống trải để thuận tiện cho công nhân viên di chuyển, thao tác chế biến thuận tiện dễ dàng.

Một tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm chất lượng phải đảm bảo tốt chất lượng công trình, giảm thiểu đến mức tối đa khả năng nhiễm độc, bẩn đối với nguyên vật liệu, thành phẩm, tách rời các hoạt động sản xuất có thể gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất đóng gói sản phẩm.

Dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện thẩm định chất lượng

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình là phương pháp phân tích đánh giá tổng thể toàn bộ nội dung hồ sơ thiết kế và hồ sơ đầu tư xây dựng dự án nhằm đánh giá mức độ hiệu quả, tỷ lệ thành công của dự án xây dựng để từ đó giúp chủ đầu tư và các nhà tài trợ có cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về hiệu quả của dự án xây dựng thông qua 3 tiêu chí sau:
  • Mức độ hiệu quả về kinh tế mà dự án đầu tư xây dựng mang lại cùng lợi ích của công trình cho xã hội.
  • Tính khả thi để triển khai thực hiện dự án và hiệu quả thu hồi vốn, tỷ lệ lợi nhuận mang lại của công trình khi đưa vào sử dụng trong thực tế.
  • Phân tích đánh giá ưu khuyết điểm của hồ sơ thiết kế thi công các hạn chế còn tồn tại trong quá trình thành lập dự án xây dựng.


Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình là công tác đóng vai trò chiến lược rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng công trình xây dựng sau này, cũng như hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho chủ đầu tư. Do đó, công tác dịch vụ này cần được phân tích đánh giá một cách độc lập hoàn toàn bởi 1 công ty uy tín có nhiều kinh nghiệm làm việc với các dự án xây dựng lớn và có dịch vụ thẩm tra dự toán thiết kế uy tín để đảm bảo tính khách quan trong thực nhất trong từng phân tích đánh giá.

Lợi ích của công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

  • Phân tích, đánh giá tổng quan từng nội dung đầu tư trong dự án xây dựng bao gồm: Công tác tổ chức, tính pháp lý của hồ sợ đầu tư dự án, đảm bảo phù hợp với pháp luật Việt Nam.
  • Phân tích, đánh giá sự hiệu quả, khả năng thu hồ vốn và mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư.
  • Đánh giá các khuyết điểm, sai sót còn tồn tại trong bản vẽ thiết kế cơ sở, lên phương án lựa chọn và tư vấn giải pháp đầu tư xây dựng hiệu quả nhất mang lại kết quả tốt nhất cho chủ đầu tư.
  • Phân tích đánh giá và đưa ra kết luận tổng quan cho đơn vị tài trợ thực hiện dự án có cái nhìn tổng thể và quyết định chính xác có nên tài trợ thực hiện dự án hay không.
  • Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư vào dự án.
Nếu bạn đang cần tìm một giải pháp dịch vụ chuyên nghiệp, hãy đến với SONG NAM – Với quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, dịch vụ của SONG NAM sẽ làm bạn hoàn toàn hài lòng với hiệu quả chất lượng mà chúng tôi mang lại cho dự án xây dựng của bạn.

Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ thẩm định dự án đầu tư xây dựng của chúng tôi:

  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, đội ngũ cán bộ kỹ sư tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cùng các dự án xây dựng lớn trên toàn quốc.
  • Đánh giá và phân tích các ưu khuyết điểm của dự án để cho chủ đầu tư nắm bắt mức độ hiệu quả của dự án này mang lại một cách nhanh chóng và chính xác nhất để từ đó có các phương án hiệu quả hơn.
  • Trung thực – Trách nhiệm – Và tận tâm trong từng dịch vụ công tác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng cao nhất cho dự án của khách hàng.
  • Tư vấn đề xuất các phương án đầu tư xây dựng chất lượng và hiệu quả nhấ cho dự án xây dựng.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình của SONG NAM:

1.Phân tích hiệu quả của dự án xây dựng:
  • Đánh giá các yếu tố quan trọng cần thiết của 1 dự án xây dựng: quy mô xây dựng dự án, khả năng công suất hoạt động của công trình, các công nghệ được áp dụng, tiến độ thời gian thi công dự án.
  • Mức độ cần thiết, quan trọng của dự án xây dựng.
  • Tổng mức chi phí đầu tư xây dựng dự án; hiệu quả về kinh tế và xã hội.
2. Mức độ khả thi của dự án:
  • Đảm bảo dự án xây dựng phù hợp với bản đồ quy hoạch tổng thể do nhà nước quy định, tiến độ khả năng giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, mức độ huy động vốn cùng tiến độ thời gian thi công xây dựng.
  • Đánh giá kinh nghiệm, khả năng quả lý dự án xây dựng của chủ đầu tư.
  • Khả năng hoà trả vốn vay và lợi nhuận mà dự án xây dựng mang lại.
  • Đánh giá các tiêu chí phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động trên công trường, và mức độ an toàn của công trình xây dựng
3. Thẩm tra đánh giá hồ sơ thiết kế cơ sở:
  • Phân tích, đánh giá sự hợp ký và phù hợp giữa bản vẽ thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết và tổng thể mặt bằng xây dựng.
  • Đảm bảo khả năng kết nối tương tác tốt giữa công trình với hạ tầng kỹ thuật xung quan khu vực xây dựng.
  • Đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt hoàn toàn phù hợp với bản vẽ thiết kế công trình cơ sở.
  • Đối với công trình có yêu cầu về công nghệ, đánh giá khả năng cũng như hiệu quả và sự phù hợp với công năng hoạt động sử dụng của công trình.
  • Đánh giá năng lực công tác, tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân lập đồ án thiết kế cơ sở.

8 bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng

Quy trình giám sát thi công xây dựng có vai trò rất quan trọng đảm bảo công trình được giám sát toàn diện giúp bảo đảm chất lượng công trình mục tiêu xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư.

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình

Một quy trình giám sát thi công công trình xây dựng chuẩn và hợp lý sẽ đảm bảo công trình thi công đảm bảo hiệu quả hơn, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu giúp công trình đảm bảo an toàn, đạt chất lượng và đúng tiến độ thời gian thực hiện hợp đồng của thầu xây dựng. Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình tư vấn giám sát thi công chuẩn và hiệu quả như thế nào nhé.

Quy trình giám sát thi công công trình xây dựng:

1. Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế:

- Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.

2. Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công:

- Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sữa nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.

3. Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công:

- Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.

4. Giám sát từng hạng mục xây dựng:

- Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.

- Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

5. Đảm bảo tiến độ xây dựng:

- Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng.

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

6. Quản lý giá thành xây dựng:

- Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.

7. Báo cáo định kỳ:

- Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.

8. Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình:

- Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định (TCXDVN 371:2006 và chương V - nghị định 209/2004/NĐ-CP).

Đây là quy trình giám sát thi công xây dựng công trình cơ bản mà các bạn nên biết để quản lý và giám sát công trình đầu tư hiệu quả hơn.

Dịch vụ chuyên tư vấn thiết kế nhà xưởng hiện đại.

Bạn đang có một dự án xây dựng nhà xưởng cần triển khai? Bạn đang tìm kiếm một công ty chuyên cung cấp các giải pháp tư vấn thiết kế nhà xưởng hiện đại uy tín và chất lượng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc để lên các phương án thiết kế và tư vấn cho bạn những giải pháp thiết kế tốt nhất cho dự án xây dựng chuẩn bị triển khai của chủ đầu tư?. 

Hãy đến với giải pháp tư vấn thiết kế nhà xưởng hiện đại của SONG NAM và các bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với hiệu quả chất lượng làm việc mà SONG NAM mang lại cho công trình của bạn. Dịch vụ của chúng tôi còn kết hợp với công tác thẩm tra dự toán xây dựng để đồ án xây dựng của bạn được tính toán định mức chi phí xây dựng và quản lý toàn diện một cách hiệu quả nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí xây dựng rất nhiều mà mang lại giá trị kinh tế tốt nhất cho công trình của chủ đầu tư.

nha-may-woodpellet


Trong một dự án xây dựng nhà xưởng, thì bản vẽ thiết kế nhà xưởng có vai trò đóng góp quan trọng nhất ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng hoạt động và công suất sử dụng của dự án, chính vì lý do đó mà công tác tư vấn thiết kế đóng vai trò tiên quyết rất quan trọng, đó là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ dự án xây dựng đi đúng hướng để đảm bảo công trình mang lại hiệu quả chất lượng làm việc hiệu quả nhất cũng như mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho chủ đầu tư.

Dịch vụ tư vấn thiết kế nhà xưởng uy tín của SONG NAM:

- Đảm bảo dự án xây dựng của bạn sẽ được tư vấn các bản vẽ thiết kế nhà xưởng khác nhau, mà thẩm định lại để lựa chọn một giải pháp thiết kế phù hợp và hiệu quả tốt nhất cho công trình xây dựng của chủ đầu tư.

- Công trình sau khi đưa vào sử dụng sẽ phát huy khả năng làm việc tối ưu và hiệu quả nhất nhờ quy trình kỹ thuật tiên tiến hiện đại và áp dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng tiên tiến nhất hiện nay trên thị trường xây dựng.

- Đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm làm việc luôn có các giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo công trình nâng cao chất lượng làm việc, giảm thiểu tiến độ thời gian thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng hiệu quả.

- Nhà xưởng được tư vấn thiết kế với kiến trúc tiên tiến mang lại khả năng hoạt động hiệu quả cùng dây chuyền thiết bị sản xuất phù hợp với  loại hình hàng hóa sản xuất của chủ đầu tư.

- Dễ dàng nâng cấp, cải tạo hay duy tu bảo dưỡng nhờ thiết kế khoa học hiện đại.

DỰ ÁN

• Quy mô : 160 ha • Công năng : Khu đô thị • Địa điểm : Hồ Phú Hòa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định • Tổng mức đầu tư : 3500 tỉ đồng • Chủ đầu tư : Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Phú Hòa • Phạm vi công việc : Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, Thiết kế cơ sở, Lập dự án đầu tư, Thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị, Thiết kế cây xanh cảnh quan đô thị.

KĐT DU LỊCH VĂN HÓA THỂ THAO HỒ PHÚ HÒA

Hotline : +(84) 769 861 168

• Quy mô : 2 block 15 tầng • Công năng : khu nhà ở gia đình cán bộ Quân khu 7 • Địa điểm : Phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.Hồ Chí Minh • Tổng mức đầu tư : 279 tỉ đồng • Chủ đầu tư : Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng • Phạm vi công việc : Tư vấn thiết kế

KHU NHÀ Ở GIA ĐÌNH CÁN BỘ QUÂN KHU 7

Hotline : +(84) 769 861 168

• Tầng cao : 1 hầm, 12 tầng • Tổng diện tích sàn XD : 6.400 m2 • Công năng: Cao ốc Văn phòng • Địa điểm :219 Ngô Quyền, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. • Chi phí đầu tư : 80 tỉ đồng • Chủ đầu tư : Công ty viễn thông Đắk Lắk • Phạm vi công việc : Lập dự án đầu tư, Tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, cơ điện, dự toán.

TRỤ SỞ VNPT DAK LAK

Hotline : +(84) 769 861 168

SONG NAM
+(84) 769 861 168
TPHCM, VietNam

SEND ME A MESSAGE