Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm - Phần 1
- tháng 10 30, 2018
- by
- Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam
Bạn chuẩn bị đầu tư một công trình nhà xưởng sản xuất thực phẩm?. Bạn băn khoăn tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm như thế nào là hiệu quả nhất phát huy tối đa công năng sử dụng và giảm thiểu tác động của môi trường xung quanh có thể gây hại cho quy trình sản xuất chế biến thực phẩm của mình.
Hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất chế biến thực phẩm chuẩn theo Tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP.
Hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất chế biến thực phẩm chuẩn theo Tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm:
1. Yêu cầu chung về tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm:- Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng đầu tiên và rất quan trọng đối với công tác chế biến sản xuất thực phẩm. Vị trí đặt nhà xưởng chế biến thực phẩm phải đáp ứng 4 tiêu chí quan trọng cơ bản sau:
- Không đặt nhà xưởng ở gần đường có nhiều xe cộ lưu thông qua lại, rất dễ làm nhiễm bẩn nguồn thực phẩm.
- Không xây dựng nhà xưởng gần các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, bãi rác và đặc biệt là nghĩa trang. Nhà xưởng đặt ở các vị trí này rất nguy hiểm với thực phẩm vì đây là các nguồn phát sinh mùi hôi thối ô nhiễm và là nguồn phát sinh ra các sinh vật, động vật gây hại cho nhà xưởng.
- Không đặt nhà xưởng gần các khu vực chế biến sản xuất các loại sản phẩm khác, kho lưu trữ hoá chất, hay thuốc bảo vệ thực vật,; đây là các nguồn phát sinh ra hơi độc bụi bẩn và làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hướng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất cuối cùng và rất quan trọng bạn nên tránh chính là bệnh viện. Đảm bảo rằng nhà xưởng của bạn phải đặt xa bệnh viện và không có đường nước thải của bệnh viện chảy qua khu vực sản xuất.
- Diện tích và cơ cấu thiết kế các khu cơ sở như kho nguyên liệu, khu sản xuất, đóng gói, và bảo quản trước khi xuất hàng phải đảm bảo phù hợp với công suất thiết kế và không gian phải đủ rộng thuật tiện cho công tác sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh, kiểm tra và giám sát.
- Kết cấu xây dựng nhà xưởng phải tốt, đảm bảo sử dụng vật liệu không gây ra ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, không phát sinh độc tố cho thực phẩm; không là nơi lưu trú và phát sinh ra các sinh vật động vật gây hại. Ngăn chặn tốt các chất nhiễm bẩn, khói bụi, mùi ô nhiễm từ bên ngoài vào nhà xưởng.
- Một tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm hoàn hảo chính là phải phù hợp với tiêu chuẩn công nghệ sản xuất chế biến, đảm bảo nhà xưởng phân thành các khu riêng biệt nhau đảm bảo nguyên tắc tránh lây nhiễm lẫn nhau trong quá trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển hàng hoá giữa các khu với nhau.
2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất: Khu vực chế biến xử lý thực phẩm:
a. Sàn nhà khu xử lý:
- Phải sử dụng vật liệu chống thấm và chống hấp thụ nước, đảm bảo quy trình kỹ thuật khi thi công nhằm tránh các kẽ nứt trên sàn nhà, không lồi lõm chỗ cao chỗ thấp; và đặc biệt sử dụng nguyên liệu lát nền nhà không trơ trượt dễ dàng vệ sinh làm sạch và khử trùng.
- Sàn nhà phải được xây với độ nghiêng theo hướng thoát nước thải, sàn khu chế biến thực phẩm nên được xây cao hơn sàn khu chứa nguyên liệu và thấp hơn sàn của khu đóng gói.
b. Tường:
- Đảm bảo chống thấm tốt, làm vệ sinh dễ dàng, chỗ tiếp giáp giữa sàn và trần, sàn và nền nhà phải được xây dễ làm sạch, khử trùng và đảm bảo không có vết nứt, khe hở để sinh vật có hại làm tổ.
c. Trần nhà:
- Sử dụng vật liệu chống bám bụi, chống rêu mốc, đọng hơi nước, không bong tróc và dễ vệ sinh.
d. Cửa sổ:
- Cửa sổ đảm bảo kín, có lưới chống côn trùng, đảm bảo tránh bám bụi, không gỉ và có thể tháo lắp làm sạch dễ dàng.
e. Cửa ra vào:
- Khi đóng phải đảm bảo cửa khép kín hàng toàn, dễ vệ sinh làm sạch.
f. Thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị, và không gian đặt phải thoáng, trống trải để thuận tiện cho công nhân viên di chuyển, thao tác chế biến thuận tiện dễ dàng.
Một tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm chất lượng phải đảm bảo tốt chất lượng công trình, giảm thiểu đến mức tối đa khả năng nhiễm độc, bẩn đối với nguyên vật liệu, thành phẩm, tách rời các hoạt động sản xuất có thể gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất đóng gói sản phẩm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét